Trước khi kinh doanh mặt hàng và dịch vụ gì thì điều đầu tiên và không thể bỏ qua nếu không muốn nhận trái đắng là nghiên cứu ông hàng xóm ( đối thủ ) đang làm gì ? bán có được không ? khách hàng của họ là ai ? … Các bác biết càng nhiều về đối thủ thì khả năng sống sót của bạn càng cao ” Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ngoài đời thực tế, để hiểu rõ đối thủ đòi hỏi bạn phải đến khu vực mua bán, xem đối tượng khách hàng ra vào, … Nhưng trên thế giới Online, bạn có thể tìm hiểu mọi thứ từ lượng truy cập trang Website đối thủ, độ mạnh của đối thủ trên Online, … bằng các công cụ Tool MozBar, Ads Google, Ahref. Ngoài ra, trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bác dùng phần mềm Filmora để thiết kế các video quảng cáo thật ảo diệu nhưng các thao tác trên phần mềm cực kỳ đơn giản nhé.
Xem thêm: Tối ưu SEO cho Website WordPress và các Plugin hỗ trợ SEO
Thời đại lên ngôi quảng cáo bằng đoạn clip video ngắn thay vì chỉ có hình và chữ khô khan.
Nhân Nguyễn
Nghiên cứu đối thủ
Đây là bước đầu tiên phải làm trước khi kinh doanh hoặc ra trận đánh giặc. “ Đối thủ là người thầy tốt nhất trong kinh doanh “, sai lầm lớn nhất là không biết đối thủ trên thương trường là ai, bác sẽ lấy trứng chọi mấy ngọn núi đã trị vì trên thị trường nhiều năm đấy.
Vì sao cần nguyên cứu đối thủ
Có 4 nguyên nhân cần nghiên cứu đối thủ trước khi các bác ra trận:
- Biết đối tượng khách hàng bạn dự kiến tập trung: già trẻ, nam nữ, nội trợ hay công sở, nội tâm hay hướng ngoại, … Nếu có nhiều tiền để Test thị trường thì bỏ qua bước này.
- Khái quát về dung lượng thị trường, dự đoán tổng 1 tháng bác có thể cung cấp hoặc bán bao nhiêu sản phẩm nhờ vào lượng bán hàng của đối thủ.
- Các chiến dịch quảng cáo tiếp cận nhiều khách hàng, học võ công của đối thủ để chiến nhé các bác.
- Thứ hạng đối thủ trên Google, biết được các Keyword của đối thủ và lên kế hoạch đánh rớt :).
3 Bước nghiên cứu đối thủ
Để nghiên cứu đối thủ, cách thức đối thủ kinh doanh, khách hàng như thế nào, vị trí cửa hàng ở đâu. Có 2 cách các bác nghiên cứu: 1 là trực tiếp đến những nơi cửa hàng đó xung quanh. Hoặc cách thứ 2 ít tốn thời gian và nhanh hơn ” Tra bác Google, Facebook, Online “, bởi vì đa số 90% các doanh nghiệp hiện nay đều xuất hiện trên mạng. Mình cùng các bác đi 3 bước nghiên cứu đối thủ nhé.
Tra đối thủ trên Top Google bằng từ khoá của sản phẩm, dịch vụ
Điều đầu tiên khi tìm một sản phẩm hay dịch vụ thì tôi khẳng định > 95% sẽ hỏi bác Google về sản phẩm, dịch vụ đó. Chính vì vậy, không gì tốt hơn bằng nghiên cứu các đối thủ lớn trên Google. 3 bước bạn cần quan tâm khi tra các đối thủ trên Google:
- Hãy tìm kiếm 3 nội dung hay câu hỏi khi khách hàng gặp vấn đề và họ tìm kiếm sản phẩm của bạn. Ví dụ: Khi khách hàng có nhu cầu làm nhà. Họ tìm kiếm các từ khoá: Công ty xây dựng uy tín tại Đà Nẵng, Báo giá chi phí xây dựng tại Đà Nẵng, xây dựng nhà uy tín tại Đà Nẵng, … Hãy chọn ra 3 từ khoá đó và tìm kiếm trên Google.
- Trong mỗi từ khoá hãy chọn ra Top 3 công ty có thứ hạng cao nhất ( Tránh quảng cáo và các trang thương mại điện tử ví dụ Chotot.vn ).
- Ghi 3 tên và địa chỉ Website các công ty phù hợp yêu cầu vào trong file Excel.
Dùng công cụ Tool Mozbar để đo độ mạnh của đối thủ trên Google
XEM THÊM: Mozbar là gì? 10 lợi ích nổi bật khi sử dụng tool mozbar
Công cụ Mozbar sẽ giúp các bác đánh giá độ mạnh của tên miền Website của đối thủ (tham khảo) và Backlink (độ nổi tiếng của đối thủ trên mạng, cái này có thể Fake nhưng bác Google không thích điều đó và tương lai bay Top luôn mà không báo trước). Đây là các bước cài đặt Mozbar Extention vào Chrome, các bác làm theo nhé:
- Tìm kiếm trên Google: Mozbar ExtentionExtention > Bấm thêm tiện ích vào Chrome là xong. 🙂
- Bây giờ trên thanh công cụ phía trên bên phải các bác sẽ thấy ký tự M. Nhấn vào đó để tạo tài khoản.
- Tạo tài khoản xong, các bác bật nó lên rồi đăng nhập vào tài khoản, khi nó hiện màu xanh lên là ok.
- Các bác vào lại trang Google và tìm kiếm lại các từ khoá và xem thành quả nhé.
- Đây là các chỉ số các bác cần để ý: 1. PA – Page Authority : chỉ số uy tín của trang Website, cái này không quan trọng lắm. 2. DA – Domain Authority: Chỉ số đo độ mạnh của Domain, cái này bác xem đối thủ nó tầm dưới 20 điểm thì các bác đánh rớt nó trong vòng 1 – 2 tháng nếu SEO tốt. Còn các đối thủ > 30 thì đừng đánh làm gì cho mệt nhá bác “Trứng gà chọi khủng long đấy”.
Tool Ahref – có phí: biết tất tần tật về đối thủ
Có cái này các bác như nắm tất cả lượng truy cập của trang Website đối thủ (Số liệu tương đối) về lượng truy cập, các Keyword hay dùng, các trang có lượt truy cập cao và một cái rất quan trọng là Backlink của đối thủ. Gần như tất cả các số liệu đã được phơi bày lên mâm, việc của các bác còn lại là xem điểm mạnh và yếu của đối thủ mà chiến thôi.
Nguyên cứu từ khoá Keyword
Trong tất cả kỹ năng SEO thì đây gần như là kỹ năng quan trọng nhất khi SEO từ khoá lên Top google. Đây giống như cái bản đồ để các bác không bị lạc đường và viết đúng bài khách hàng đang tìm kiếm nhiều, gãi đúng chỗ ngứa của người dùng.
Keyword (hay còn gọi là Từ khoá) là gì ? Nó giúp ích gì cho SEO ?
Để trả lời câu hỏi này, rất đơn giản ” Hãy nghĩ như người đi mua hàng, sản phẩm của bạn”. Khi bác muốn mua dàn máy tính để chơi game chẳng hạn, 90% người dùng sẽ search: mua máy tính chơi game tại Đà Nẵng hoặc máy tính chơi game giá bao nhiêu tại Đà Nẵng … Mình nghĩ là mình search vậy nhưng phải có kiểm chứng, có công cụ KeywordTool.io hoặc Ahref sẽ đo lường xem trong 1 tháng người dùng sẽ tìm kiếm từ khoá đó bao nhiêu lần. Khi các bác đã tìm được keyword cần đánh, việc còn lại dễ nhất 🙂 chỉ là viết bài cho hay và chuẩn Plugin Yoast là ok.
2 Công cụ mạnh mẽ để nghiên cứu từ khoá
KeywordTool.io – Công cụ lập danh sách từ khoá liên quan tuyệt đỉnh
Trong trang Web Keywordtool.io các bác có thể tha hồ tìm kiếm các từ khoá trong ngành và nó sẽ đưa ra danh sách nhiều từ khoá liên quan mà người dùng đã và đang tìm kiếm trong ngành đó. Ưu điểm: Miễn phí 1 phần và giúp bác đỡ mất thời gian nặn óc suy nghĩ xem người dùng sẽ tìm kiếm từ khoá nào. Nhược điểm: Có các chỉ số có phí nó mới hiện ra và đôi khi quá nhiều từ khoá không biết nên chọn những từ nào.
Google Planner – Tool nghiên cứu từ khoá mạnh mẽ đến từ ông chú Google
Công cụ này do Google phát hành nên khỏi chê vào đâu được, cái này yêu cầu các bác phải nạp vào trong Google Ads 160K mới sử dụng được. Tool này có điểm hay là có thể xem được các từ khoá trong 1 trang Website đang sử dụng và hiển thị luôn các con số thống kê trong 1 tháng có bao nhiêu lượt tìm kiếm.
4 Bước nghiên cứu và chọn Keyword để viết bài Content
Trước khi các bác viết bài gì thì cũng phải nghiên cứu xem bài đó nếu viết ra thì có ai tìm kiếm và xem không. Nếu không ai tìm kiếm hoặc quá ít người thì đừng viết cho mất thời gian và công sức nhé. Các bác chú ý: chọn Keyword phải có ý nghĩa và lượt tìm kiếm > 600 / tháng nhé. Sau đây là 4 bước nghiên cứu và chọn từ khoá để viết nội dung.
- Chọn chủ đề bạn dự kiến viết, tiếp đến chọn 1 nhánh của chủ đề đó. Ví dụ: Chủ đề làm đẹp -> Làm trắng da.
- Tìm kiếm từ khoá đó trên Google và trên Google Planner. Ý nghĩa: Tìm trên google để xem bác Top 1 để học hỏi bài viết rồi lấy link đó dán vào Google Planner để xem từ khoá của bài viết và dùng Google Planner để biết trong 1 tháng có bao nhiêu lượt seach từ khoá đó. Rồi quyết định xem có nên dùng từ khoá đó không.
- Khi đã chọn được nhánh của chủ đề, mình sẽ xem các từ khoá liên quan đến nhánh chủ đề đó bằng Keywordtool.io.
- Chọn ra tập hợp 10 – 15 từ khoá liên quan rồi viết bài viết chuẩn SEO cho 10 từ khoá đó.
Thiết kế Video Clip quảng cáo chuyên nghiệp bằng phần mềm Filmora – Cực kỳ đơn giản
Ưu và nhược điểm của phần mềm Filmora
Ưu điểm: Dễ sử dụng, không cần máy cấu hình mạnh, có bản Crack miễn phí, có các bản mẫu thiết kế sẵn.
Nhược điểm: Cần phải mày mò tầm 1 – 2 ngày để sử dụng thành thạo. Tất cả chỉ có vậy 🙂
Tải phần mềm làm video Filmora tại đây:
Các chức năng chính và cần biết trong phần mềm làm Video Filmora
Điều quan trọng nhất để làm các Video quảng cáo là phần NGUYÊN LIỆU. Vậy nguyên liệu bao gồm những gì ? Hình ảnh sản phẩm và Video quay tại cửa hàng, sản phẩm chính là nguyên liệu quan trọng và quý giá nhất của các bác (Tất cả các nguyên liệu ít nhất 50% phải có hình ảnh của bác hoặc phải thực tế nhé, đừng lấy những hình ảnh quá giả tạo nhé).
Kích thước chuẩn video các bác nên dựa theo để làm Video là: 1920 x 1080 Px
Import video – Thêm video cần chỉnh sửa vào phần mềm
Trong phần Media bác vào Import để đưa các file nguyên liệu (Video, ảnh) vào nhé.
Thêm Title cho Video – mở đầu video
Đầu mỗi video nên có 1 đoạn ngắn giới thiệu và ghi tên của Video để người xem biết Video này nói về cái gì. Phần Titles có sẵn các đoạn Video để các bác sử dụng luôn nhé.
Thêm Effect – hiệu ứng cho Video
Để tăng thêm phần hấp dẫn các bác có thể thêm các hiệu ứng hình ảnh có sẵn trong Filmora – Hạn chế lạm dụng nhé các bác vì nó gây nên tình trạng nhứt mắt.
Tăng độ sáng, độ rõ nét, thay đổi màu sắc cho video
Có các video quay bị tối các bác có thể tăng độ sáng ngay trong phần mềm này bằng các vào mục Setting của video cần chỉnh sửa.
Xuất video ra máy và đưa lên các nền tảng quảng cáo
Trên thanh Menu các bác chọn > Export > Export to Devide
Các định dạng chuẩn các bác nên xuất File video: AVI, MP4
————————
Công ty thương mại và giáo dục Toidayhoc
Điện thoại: 0914.200.244 – 0935.070.243
Địa chỉ: 42 đường 3 tháng 2 – Hải Châu , 58 Đinh Tiên Hoàng – Hải Châu – Đà Nẵng
Website: https://toidayhoc.com/